Các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh thương mại đều cần có khu vực chế biến hay kho chứa hàng riêng. Vì thế, nhu cầu về xây dựng nhà xưởng có xu hướng tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp.
Khi kinh tế thị trường ngày càng có những bước đột phá, nhiều doanh nghiệp nhỏ ra đời, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên, việc bỏ ra một khoản chi phí lớn cho xây dựng tài sản cố định có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Cho nên giải pháp xây dựng tiết kiệm hiện nay được các chủ doanh nghiệp quan tâm.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem chi phí xây nhà xưởng bằng tôn bao nhiêu tiền nhé. Liệu đây có phải là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp hay không?
Contents
Tìm hiểu đặc điểm chung của mẫu nhà xưởng bằng tole
Nhà xưởng bằng tole có đặc điểm chung là khá kín đáo và không có độ thông thoáng. Cho nên, mẫu nhà xưởng này phù hợp với một số ngành sản xuất mang tính đặc thù, tránh cho những yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào trong quá trình vận hành.
Nhà xưởng mái tole sử dụng loại tole có khả năng cách nhiệt đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc liên doanh. Nhằm giảm thiểu sự mài mòn về sau này, dưới mái tole thường được gia công thêm khối bê tông, và cả phần chân tường.
Nhà xưởng làm bằng chất liệu tole nên sử dụng đèn chiếu sáng dạng led công suất thấp.
– Cấu tạo của kết cấu khung nhà xưởng
Cấu tạo khung nhà xưởng gồm có khung chính, khung ngang và khung phụ.
Khung chính
Gồm có cột thép, vì kèo là cấu tạo chính của phần khung với chức năng chịu lực và khả năng vượt được nhịp lớn tối đa khoảng 100m tùy theo yêu cầu thiết kế của nhà xưởng.
Thông thường, cột và kèo thép được thiết kế theo dạng chữ H hoặc I. Việc liên kết giữa cột và vì kèo thường sử dụng bản mã và các bu lông chịu lực cường độ cao.
Khung ngang
Khung ngang được liên kết với nhau theo chiều dọc như các hệ giằng, kết cấu mái, dầm cầu trục và kết cấu dỡ tường.
Khung phụ
Khung phụ gồm có xà gồ mái, dầm tường, thanh chống đỉnh tường có hình chữ Z có thiết kế nhỏ hơn những thanh thép hộp chữ C. Chúng sẽ được xếp chồng lên nhau để tạo thành kiện kết cấu liền, dọc theo chiều dài của nhà xưởng. Mục đích là làm tăng khả năng chịu lực.
– Cấu tạo của mái tole
Việc sử dụng mái tole làm cho việc thi công nhà xưởng đơn giản và linh hoạt hơn. Về cơ bản, có thể phân cấu tạo mái tole thành:
Hệ thống khung
Khung là hệ thống chịu lực, tải trọng lớn nhất nên thường sử dụng loại sắt hộp và ống sắt. Với các công trình nhà xưởng có diện tích xây dựng lớn bắt buộc việc lựa chọn vạt liệu cho phần khung phải đảm bảo các tiêu chí, phù hợp. Vừa có khả năng chịu lực, vừa chống chịu được những tác động của thời tiết.
Hệ thống kèo và tole lợp
Tùy theo thiết kế, mái kèo tương ưng với diện tích lợp tole, mục đích sử dụng và tính chất đặc trưng của công trình. Như vậy mới đáp ứng được công năng và hiệu quả sử dụng một cách tối đa.
Hệ thống ốc vít
Để đảm bảo độ bền và chắc chắn cho mái tole, các kiến trúc sư thiết kế phải ưu tiên lựa chọn loại ốc vít được làm bằng inox mạ crome có độ cứng tốt. Như vậy khả năng chịu lực và độ ăn mòn cao.
Ngoài ra, các ron cao su phải khít để giúp ngăn chặn nước mưa thấm dột vào bên trong. Tuy nhiên, để tăng khả năng chống chịu với mưa bão lớn thì trong quá trình lợp tole phải sử dụng thêm loại keo kết dính có khả năng chống thấm cao.
Có những loại nhà xưởng mái tole nào?
Với sự phát triển của công nghệ sản xuất, các mẫu mã đa dạng của tole giúp cho các đơn vị dễ dàng lựa chọn. Bởi mỗi chủng loại sẽ có mức giá khác nhau, điều đó ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng bằng tôn của doanh nghiệp.
– Nhà xưởng mái tôn 1 lớp
Tole 1 lớp được sử dụng khá phổ biến hiện nay, được sản xuất trên dây chuyền mạ sơn liên tục gồm màng sơn thành phẩm polyester và màng sơn lót epoxy.
Với chất liệu tole này giá thành rẻ nhưng màu sắc lại đa dạng và có nhiều độ dài khác nhau. Vì thế, nếu muốn tiết kiệm chi phí và nhu cầu sử dụng không đòi hỏi quá nhiều chi tiết có thể lựa chọn loại tole này cho công trình nhà xưởng.
Tuy nhiên, trước khi quyết định, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ hạn chế của tole 1 lớp. Đó là khả năng chống nóng, chống ồn kém. Vì thế, nếu xây dựng nhà xưởng không cần yêu cầu về việc cách âm và xây nơi có điều kiện khí hậu tốt, không quá khắc nghiệt về mùa hè có thể chọn tole 1 lớp nhé.
– Nhà xưởng tole 3 lớp
Với tole 3 lớp khả năng cách nhiệt khá tốt, giúp cho phần mái về mùa hè không quá nóng. Cấu tạo của tole 3 lớp gồm có 2 lớp tole giữ vai trò ngăn chặn những tác nhân gây ăn mòn và lớp xốp ở giữa để cách âm, chống nóng, chống ồn và chống thấm cho phần mái của nhà xưởng.
Tole 3 lớp cũng được sản xuất đa dạng chủng loại và độ dài. Vì thế, tùy theo nhu cầu và thiết kế của nhà xưởng để lựa chọn loại tole phù hợp nhất với công trình.
– Nhà xưởng tole nhựa sợi thủy tinh
Những nhà xưởng có yêu cầu thiết kế về khả năng lấy sáng để tiết kiệm chi phí năng lượng có thể nghiên cứu sử dụng loại tole này.
Tole nhựa sợi thủy tinh cấu tạo chính từ nhựa polyester, phần lõi là sợi thủy tinh trong suốt, mục đích là tăng độ đàn hồi, dẻo dai và chắc chắn.
Xét về góc độ bảo vệ môi trường thì loại tole này thân thiện với môi trường. Ưu điểm của tole nhựa sợi thủy tinh là khả năng lấy sáng tự nhiên, chống ăn mòn và chịu được lực cơ học cao, độ bền cao, cách âm, chống nóng, chống thấm đều tốt. Sản phẩm đa dạng về màu sắc, trọng lượng nhẹ mà giá thành lại không quá cao.
Ngoài ra, các nhà xưởng thường có nguy cơ cháy nổ cao, việc sử dụng tole nhựa sợi thủy tinh với kết cấu ổn định có thể giúp cách điện, không bén lửa, giảm rủi ro cháy nổ. Hơn nữa, còn có khả năng chống lại những tác nhân vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và môi trường làm việc tại xưởng.
Cách tính chi phí xây nhà xưởng bằng tôn bao nhiêu tiền?
Để có thể tính chính xác chi phí xây nhà xưởng bằng tôn bao nhiêu tiền. Thật khó có được công thức chính xác, bởi có nhiều yếu tố tác động như diện tích, quy mô và kiến trúc thiết kế nhà xưởng.
Thông thường, những công trình xây dựng nhà xưởng có tổng diện tích trên 1000m2 (1 hecta), đơn giá rơi vào khoảng 400.000 – 500.000đ/m2. Tuy nhiên, đơn giá cụ thể còn tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn loại vật liệu và thời điểm thi công.
Ví dụ, xây nhà xưởng rộng 1000m2 với đơn giá trọn gói 500.000đ/m2, như vậy:
Tổng chi phí xây nhà xưởng bằng tôn = Đơn giá x Tổng diện tích
= 1000 x 500.000 = 500.000.000đ.
Vấn đề quan trọng bạn nên tìm đơn vị thi công uy tín để có được sự hỗ trợ về báo giá và tính toán mức chi phí hợp lý. Đặc biệt là đội ngũ thiết kế, thợ thi công đảm bảo tay nghề để hoàn thiện công trình một cách nhanh chóng, chất lượng và bền chắc.
AHT Homes thiết kế – thi công xây nhà xưởng uy tín số 1 tại Hà Nội
Giá cả luôn là vấn đề khiến các chủ doanh nghiệp đắn đo khi lựa chọn nhà thầu uy tín. Bởi không có quá khó khăn để có thể tìm thấy một đơn vị thiết kế – thi công nhà xưởng. Chỉ cần vài thông tin đăng báo, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều nhà thầu tự liên hệ để xin đấu thầu. Thông qua hình thức đầu thầu, chủ doanh nghiệp có thể nghiên cứu các báo giá chi tiết của những công ty xây dựng trên địa bàn.
Tuy nhiên, AHT Homes luôn khuyến khích khách hàng tìm hiểu kỹ lưỡng về quy mô và chất lượng thi công của các nhà thầu. Bởi giá thành không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình về lâu dài.
Riêng đối với AHT Homes chúng tôi hiểu rõ năng lực cạnh tranh của đơn vị mình trong lĩnh vực xây dựng. Bằng kinh nghiệm và tâm huyết của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, thợ thi công và nhân viên trong công ty. Mỗi công trình chúng tôi đảm nhận đều nhận được sự tín nhiệm và đánh giá cao của khách hàng.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chi phí xây nhà xưởng bằng tôn, bạn có thể liên hệ AHT Homes để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất nhé.
Tham khảo thêm các dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà xưởng tại AHT Homes
Báo giá dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng năm 2025
Báo giá sửa chữa cải tạo nhà trọn gói tại Hà Nội uy tín giá mới nhất 2025
Đơn giá xây dựng nhà trọn gói ở Hà Nội thiết kế nhà phố đẹp giá rẻ năm 2025
https://www.facebook.com/ahthomes.vn/
Huy Tuấn
CEO AHT HOMES GROUPCÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN AHT HOMES GROUP
Huy Tuấn CEO AHT HOMES GROUP Huy Tuấn với niềm đam mê về kiến trúc và xây dựng. Chuyên viết bài chia sẽ xoay quanh nội dung về thiết kế - kiến trúc - xây dựng. Mong muốn mang cái đẹp cho thật nhiều ngôi nhà.Thi công xây dựng công trình thực tế đòi hỏi sự cân bằng giữa rất nhiều yếu tố: Kiến trúc đẹp, Kết cấu bền vững, công năng sử dụng tốt, chi phí ngân sách hợp lý. Nguyên tắc làm nghề “Tâm” và “Tín” thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến bạn.